Dân gian có câu “người đẹp vì lụa”; nhưng không phải cứ có “lụa” là “người” sẽ đẹp, ít nhất chúng cũng có một vài nguyên tắc cơ bản:
– Xuất hiện đúng chỗ. Đúng chỗ để ngại ngùng, đắn đo, sàng lọc khi thay đổi, chứ không phải để dễ dàng thay thế. Vải hữu dụng ngăn bớt ánh sáng, tăng thêm riêng tư khi làm màn cửa. Vải ngăn chia không gian khi thay thế một bức tường. Vải đánh dấu nơi chốn khi làm vật phẩm trang trí trên những mảng miếng hay trong những khoảng trống. Vải dễ được chạm người khi ở chăn gối ghế bàn…
Sự đồng điệu trong phong cách chọn
màn rèm, đồ nội thất và màu sơn tường
– Lựa chọn đúng điệu. Dùng màu sáng, tông lạnh cho những không gian nhỏ hay tối; màu nóng, tông trầm cho những nơi ấm cúng, thân mật. Dùng chất liệu vải cứng, dày hay có thể được xử lý chất liệu cho những bề mặt chịu nhiều tác động mạnh; chất liệu mềm, rủ cho những yểu điệu, uyển chuyển. Dùng họa tiết tăng thêm chất cảm cho vải vóc khi có thể giảm sự rườm rà hay tăng sự giản đơn.
– Phối kết đúng cách. Đúng cách trong việc kết các tông màu và họa tiết để đồng bộ tính cổ điển hay hiện đại, liên kết các vật phẩm không cùng giá trị sử dụng với nhau ở cùng một không gian chủ đề: như vải đi cùng với đồ gỗ nội thất, vải với hệ thống cửa, vải với tường trần sàn… Đúng cách không phải là giới hạn cách thức sử dụng mà là để sáng tạo những phá cách, đột biến từ sự đồng bộ thông thường.
Phong cách chọn
màn rèm
Rèm màu xám xanh trung tính tại những vị trí cửa kết hợp với màu nâu trầm ấm của thảm lót sàn ở lối đi, bàn ghế tiếp khách được xem là những bố trí đúng chỗ và hợp lý trong phối kết màu sắc.
Rèm sang trọng cho căn phòng mang phong cách cổ điển
Màu sắc trầm ấm, họa tiết cổ điển cùng chất liệu sang trọng của vải rèm, sàn, khăn trải bàn giúp hoàn thiện nét cổ điển, sang trọng của không gian giải lao
Đặc tính thường gặp ở vải là con người thông qua những tiếp xúc đụng chạm trực tiếp để tăng chất cảm với vật liệu. Vì vậy, ngoài màu sắc họa tiết, cần chọn chất liệu vải không co rút; không xù lông, bạc màu; khó bắt bụi, và thân thiện với con người. Mặt khác, khi dùng chất liệu này cần lưu ý những đặc tính đã qua xử lý để ứng dụng trong những vai trò chuyên biệt như:
– Vải chuyên dụng chống cháy trong môi trường có khả năng bắt cháy cao như trong nhà bếp, nhà kho;
– Vải không thấm nước như vải trượt nước hoặc nhựa PVC trong môi trường tiếp xúc nhiều với nước như nhà tắm;
– Vải ở những mặt dựng lớn cùng với kính thì có loại vải chống tia cực tím, chống nóng, hay chắn sáng linh hoạt nhờ hệ thống điều khiển;
Chất liệu rèm phù hợp cho từng không gian
– Vải làm thảm lót với độ dày độ xốp phù hợp với vùng khí hậu, tập tính văn hóa và tùy vào khu vực chức năng…
Tóm lại, khi dùng vải trong nội thất, bên cạnh sự chăm chút và sáng tạo của chủ nhân còn cần đến sự tư vấn của những nhà thiết kế, những chuyên gia để ứng dụng hợp lý và hiệu quả hơn.
Lựa chọn chất liệu vải ngăn sáng, giảm sáng cùng màu sắc phù hợp với màu sắc của ga trải giường, màu tường tạo nên sự thống nhất cho phòng ngủ.