Tuy nhiên, sự đa dạng và màu sắc trên thị trường rèm cửa vẫn không làm bạn hài lòng do có những màu bạn hoàn toàn không thích hoặc kích thước rèm quá ngắn so với kích thước cửa sổ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn cố mua về thì tiền của bạn coi như là uổng phí. Rèm cửa sổ hoặc cửa ra vào là một phần quan trọng trong trang trí nội thất. Nếu không thể mua rèm vừa ý thì giải pháp khác dành cho bạn là tự may rèm. Tuy nhiên, may rèm không phải là một công việc dễ dàng nhưng đổi lại rất thú vị, hơn nữa bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản kha khá. Nếu bạn lo sợ vấn đề đã lâu không động đến máy may, hãy thử may vài đường cơ bản trên một tấm vải cũ trước khi bắt tay vào công việc. Sau khi đủ tự tin, bạn có thể bắt đầu công việc.
Không cần phải nói, bạn cũng biết có rất nhiều loại vải trên thị trường có thể phù hợp để làm rèm cửa. Tuy nhiên, quyết định chọn loại rèm nào lại phụ thuộc khá nhiều vào phong cách bạn muốn xây dựng cho căn phòng của mình. Tơ tằm, lụa, lanh, vải tổng hợp, …có thể đươc sử dụng với các loại vải khác nhằm tạo ra hiệu ứng ánh sáng tốt nhất đồng thời cũng tạo không khí trang trọng cho căn phòng.
Bất cứ ai có một chút hiểu biết về việc may vá cũng có thể tự làm cho không gian sống của mình một tấm rèm trừ khi thời gian của họ quá hạn hẹp. Công việc sẽ tiến hành thuận lợi hơn nếu trước khi may rèm, bạn đo cẩn thận từng kích cỡ của cửa sổ. Bạn cũng có thể sử dụng các loại vải cũ để tạo ra một tấm rèm chắp vá nhiều màu sắc. Dưới đây là các bước làm cụ thể:
#1: Sau khi đã đo kích thước mong muốn, đánh dấu các điểm cần cắt.
#2: Nếu mà cửa bạn đang may được sử dụng cho cửa kiểu Pháp thì phải nhớ rằng rèm sẽ mở ở vị trí trung tâm. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt vải thành 2 phần bằng nhau. Trong khi cắt, hãy nhớ chừa ra vài cm ở mép viền dọc theo tấm rèm. Nếu đó chỉ là những loại cửa hoặc cửa sổ thông thường, bạn có thể cắt theo hình dáng của tấm vải.
#3: Nếu bạn muốn bổ sung các tấm lót vào phía sau rèm để tạo thêm nhiều tính năng cho rèm như cách nhiệt, bảo vệ rèm khỏi tia UV,vv thì bạn có thể cắt các tấm lót đúng theo kích thước rèm bên trên. Sau đó, đặt chúng chồng lên nhau và may theo các đường viền. Bước này cũng có thể bỏ qua nếu bạn không muốn sử dụng miếng lót rèm.
#4: Gấp mép của tấm rèm khoảng 1-2 cm về phía sau ở cả 3 mép ( trừ mép trên) và may chúng lại. Nếu bạn muốn tạo ra các đường xếp li thì có thể vừa tạo kiểu vừa may. Bạn cũng có thể may bằng tay nếu tay nghề của bạn cao.
#5: Tùy thuộc vào thanh rèm bạn có để may đầu rèm. Bạn có thể làm rèm khoen bằng cách khoét lỗ và đặt vòng trên đầu rèm, hoặc gấp một phần rèm ngước lại và may, sau đó để thanh rèm luồn qua. Tuy nhiên, trước khi may phải chú ý kích thước thanh rèm sao cho khi may xong rèm cửa phải trượt trên thanh rèm một cách dễ dàng.
#6: Với móc ( chun rèm để tạo độ co giãn), bạn có 2 sự lựa chọn: hoặc là mua sẵn hoặc là tự làm từ vải. Móc sắt, nhựa có mặt rất nhiều trên thị trường.
#7: Dây đai cũng là một phụ kiện không thể thiếu. Với những rèm 2 mảnh, bạn cần phải cắt 2 dây đai bằng nhau, may nút ở một đầu của nó.
#8: Khi may phần dưới của rèm, tạo kiểu tiếp cho rèm xếp nếp. Sau cùng, gấp cạnh dưới và may để hoàn thành tấm rèm.
Mọi người thường mua rèm ngoài cửa hàng và đôi khi thường bỏ qua các đặc tính như là thiết kế hay chất lượng. Do chỉ được chọn trong một phạm ci có giới hạn nên chắc chắn không dễ để tìm ra một tấm rèm vừa phù hợp về màu sắc, vừa phù hợp về thiết kế. Với rèm cửa tự làm, bạn hoàn toàn có thể khắc phục những hạn chế này và tiết kiệm được một khoản kha khá.
Tuy nhiên, nếu bạn quá bận rộn và không phải là người giỏi may vá, bạn cũng có thể đến với remminhdang.com để lựa chọn cho mình tấm rèm phù hợp. Chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm rèm cửa với các kiểu loại, mẫu mã, thiết kế và màu sắc khác nhau, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.